Chào mừng quý vị đến với Câu lạc bộ ViOLET Vĩnh Bảo.
Các Môdun BDTX Bậc tiểu hoc

Nguồn: Sưu tầm
Người gửi: Phạm Văn Hoàng
Ngày gửi: 13h:29' 26-09-2017
Dung lượng: 113.9 KB
Số lượt tải: 10
Mô tả:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 32/2011/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2011 |
THÔNG TƯ
Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ vào Biên bản họp thẩm định ngày 19 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 9 năm 2011. Những quy định trái với Thông tư này bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
|
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT- BGDĐT
ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC ĐÍCH
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học là căn cứ của việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên tiểu học với yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học áp dụng cho tất cả cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, giáo viên (sau đây gọi chung là giáo viên) đang giảng dạy tiểu học trong phạm vi toàn quốc; các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Khối kiến thức bắt buộc
a) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp tiểu học áp dụng trong cả nước (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 1): Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục tiểu học, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục tiểu học.
b) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục tiểu học theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 2): Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục tiểu học của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án.
2. Khối kiến thức tự chọn
Khối kiến thức tự chọn (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 3): bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên như sau:
Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng |
|
Tên và nội dung mô đun |
Mục tiêu |
Thời gian |
Thời gian học |
||
Lý thuyết |
Thực hành |
||||||
I. Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng giáo dục |
|
Một số vấn đề về tâm lí học dạy học ở tiểu học |
Nắm vững một số vấn đề cơ bản về tâm lí học dạy học ở tiểu học để vận dụng trong dạy học, giáo dục ở trường tiểu học |
|
|
|
|
|
Đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc ít người, học sinh khuyết tật hoặc chậm phát triển trí tuệ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn |
Có kĩ năng tìm hiểu, phân tích đặc điểm tâm lí học sinh dân tộc ít người, học sinh khuyết tật hoặc chậm phát triển trí tuệ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để vận dụng trong dạy học, giáo dục phù hợp đối tương học sinh. |
|
|
|
||
|
Đặc điểm tâm lí của học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, học sinh khá giỏi, học sinh năng khiếu |
Có kĩ năng tìm hiểu, phân tích đặc điểm tâm lí học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, học sinh khá giỏi, học sinh năng khiếu để vận dụng trong dạy học, giáo dục phù hợp đối tương học sinh. |
|
|
|
||
|
|
Môi trường dạy học lớp ghép |
Hiểu được môi trường vật chất trong dạy lớp ghép. |
|
|
|
|
|
Tổ chức học tập cho học sinh ở lớp ghép |
Thiết kế được những hoạt động học tập theo nhóm ở lớp ghép; chủ động, linh hoạt vận dụng các hình thức tổ chức học tập theo nhóm trong dạy học lớp ghép. |
|
|
|
||
|
Kế hoạch dạy học ở lớp ghép |
Chỉ ra được sự khác nhau giữa kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học của lớp đơn và lớp ghép; xác định được những căn cứ, các bước khi xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học ở lớp ghép. |
|
|
|
||
|
Xây dựng môi trường học tập thân thiện |
Hiểu được xây dựng môi trường trường học thân thiện về mặt vật chất; hiểu được ý nghĩa và biết cách tạo môi trường trường học thân thiện về mặt vật chất. |
|
|
|
||
|
Thư viện trường học thân thiện |
Hiểu được thế nào là thư viện trường học thân thiện. |
|
|
|
||
III. Nâng cao năng lực hướng dẫn, tư vấn của giáo viên |
|
Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh tiểu học |
|
8 |
3 |
4 |
|
|
|
Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về nghe, nhìn, nói. |
Nắm được các khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật (trẻ có khó khăn về nghe, nhìn, nói) |
8 |
3 |
4 |
|
|
Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về học, về vận động. |
Nắm được các khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật (trẻ có khó khăn về học, về vận động). |
8 |
3 |
4 |
||
V. Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học |
|
Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học |
Nhận biết được các nội dung cần tích hợp giáo dục trong các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học; biết lựa chọn các địa chỉ tích hợp phù hợp và cách xác định mức độ tích hợp trong các bài học của từng môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học. Lập được kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục. |
|
|
|
|
|
Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực |
Phân biệt được các loại bài học ở tiểu học và yêu cầu của mỗi loại bài học. |
|
|
|
||
TH14 |
Thực hành thiết kế kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực |
Thiết kế được kế hoạch bài học cụ thể theo hướng dạy học tích cực. |
|
|
|
||
|
|
Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học |
Hiểu được mục đích, đặc điểm, quy trình và điều kiện để thực hiện có hiệu quả một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học. |
|
|
|
|
|
Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học |
Hiểu được mục đích, đặc điểm, cách tiến hành một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học. |
|
|
|
||
|
|
Sử dụng thiết bị dạy học ở tiểu học |
Hiểu được vị trí, vai trò của công tác thiết bị dạy học trong nhà trường tiểu học. |