Chào mừng quý vị đến với Câu lạc bộ ViOLET Vĩnh Bảo.
Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy chưa thể tải được các tư liệu của Thư viện về máy tính của mình.
Nếu chưa đăng ký, hãy đăng ký thành viên tại đây hoặc xem phim hướng dẫn tại đây
Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay ô bên phải.
Tích cực của học sinh trong vai trò giảng dạy văn

- 0 / 0
(Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn: Nguyễn Thành Vinh - THCS Giang Biên
Người gửi: Nguyễn Thành Tựu (trang riêng)
Ngày gửi: 20h:18' 22-02-2009
Dung lượng: 125.5 KB
Số lượt tải: 19
Nguồn: Nguyễn Thành Vinh - THCS Giang Biên
Người gửi: Nguyễn Thành Tựu (trang riêng)
Ngày gửi: 20h:18' 22-02-2009
Dung lượng: 125.5 KB
Số lượt tải: 19
Số lượt thích:
0 người
I . Lý do chọn đề tài
Từ năm học 2001-2002 chúng ta tiến hành dạy đại trà theo chương trình &SGK cải cách. Như chúng ta đã biết nội dung và SGK thể hiện rõ sự tích hợp giữa Văn, Ngữ pháp và Tập làm văn. Sự đổi mới về nội dung chương trình và SGK đòi hỏi phương pháp dạy học cũng phải đổi mới: đó là dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh .Học sinh được suy nghĩ nhiều , làm việc nhiều, đối thoại nhiều, tôn trọng nhiều, đánh giá nhiều . Điều đó kích thích khả năng tư duy, óc sáng tạo của học sinh đồng thời tạo cho học sinh niềm say mê hứng thú với môn học. Nhưng làm thế nào để tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực mà cũng không mất đi chất văn chương của một giờ văn.Đó chính là điều chính tôi băn khoăn, trăn trở và cố gắng tìm tòi cách thức tổ chức giờ dạy sao cho sinh động, hiệu quả nhất. Đó là lý do khiến tôi chọn đề tài:“ Dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh trong phần truyện dân gian và truyện trung đại lớp 6 ”.
II. Nhiệm vụ, mục đích và đối tượng nghiên cứu
1. Nhiệm vụ của đề tài.
Dạy hoc theo hướng tích hợp nghĩa là vận dụng tri thức của lĩnh vực này để áp dụng vào một lĩnh vực khác có quan hệ tương đương. Đó là kết hợp tiếng trong văn, văn trong tiếng hoặc văn và tiếng trong tập làm văn và ngược lại. Ngoài ra, có thể tích hợp giữa ngữ văn với âm nhạc, mỹ thuật, lịch sử, địa lí…Cái đích cuối cùng là để học sinh hiểu được vẻ đẹp cuả một áng văn chương để rồi từ đó học tập cách viết sáng tạo ra những sản phẩm nghệ thuật ngôn từ. Để đạt được cái đích ấy chúng ta tổ chức tiết dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Thực ra, đây không hẳn là một phương pháp mới hoàn toàn mà là một phương pháp có sự kế thừa và phát huy các phương pháp truyền thống kết hợp với cách thức tổ chức giờ học mới mẻ, sinh động hơn. Vì thế tích cực hoá hoạt động của học sinh không có nghĩa là tạo ra một phương pháp hoàn toàn mới, phương pháp độc tôn để rồi loại bỏ các phương pháp truyền thống. Ngược lại nhiệm vụ của đề tài là tìm ra mối quan hệ giữa phương pháp dạy học truyền thống với cách thức tổ chức hoat động mới mẻ linh hoạt trong giờ học để tạo ra một phương pháp tích cực hơn, kích thích khả năng tư duy sáng tạo của các em.
Những phương pháp dạy truyền thống chúng ta thường áp dụng là:
Phương pháp dạy học nêu vấn đề
Phương pháp day học lấy học sinh làm trung tâm.
Phương pháp đọc sáng tạo
Phương pháp phân tích tác phẩm.
Phương pháp tái tạo.